NHỮNG BÍ QUYẾT THI CÔNG CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ LỠ



Trước những tác động khắc nghiệt của điều kiện thời tiết, tường nhà nếu không được chống thấm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến cuộc sống. SU.A Architecture sẽ chia sẻ đến quý vị tuyệt chiêu chống thấm cho tường ngoài trời không thể bỏ lỡ trong nội dung bài viết dưới đây.

 

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ
 

 

I. Hệ lụy nghiêm trọng của tường ngoài trời bị thấm

Ngôi nhà dù to hay nhỏ đều là chốn trở về bình yên của mỗi người. Tuy nhiên ngày nay biến đổi khí hậu khắc nghiệt khiến ngôi nhà chịu những tác động dữ dội hơn. Do đó nếu không chống thấm công trình cẩn thận, tuân thủ nguyên tắc kỹ thuật nhằm đảo bảo chống thấm hiệu quả sẽ biến ngôi nhà thành chốn “giông bão”.

1. Tường nhà bị thấm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng

Nguy cơ mất an toàn cháy nổ do tường ẩm dễ gây chập cháy các thiết bị điện đi âm tường, dẫn đến hỏng hóc các thiết bị điện như máy giặt, tủ lạnh, tivi. Ngoài ra gây hư hại các đồ nội thất khác. Nghiêm trọng hơn gây rò rỉ điện, nguy hiểm đến tính mạng con người.

Thấm nước vào bên trong ngôi nhà tạo môi trường ẩm mốc dễ gây nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, con người hít thở sẽ dẫn đến bệnh hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, các bệnh về da…

Công trình nhanh chóng xuống cấp, giảm chất lượng, xuất hiện các dấu hiệu nứt, phồng rộp, bong tróc bê tông.

- Vết ố vàng loang lổ, rạn nứt bê tông, rêu mốc gây mất thẩm mỹ.

- Chi phí bảo dưỡng, chống thấm tốn kém và mất nhiều công sức.

- Tường nhà ẩm mốc

 

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ
 

 

II. Biện pháp thi công chống thấm tường nhà hiệu quả nhất

Chống thấm tường ngoài trời khá phức tạp, đòi hỏi thợ thi công chuyên nghiệp với trang thiết bị an toàn.

1. Quy trình thi công chống thấm tường nhà mới xây

Nhà mới xây tường phẳng sạch nên dễ dàng thi công. Hệ thống cửa và ban công thoáng gọn dễ đặt thiết bị thực hiện.

Bước 1: Làm phẳng bề mặt

Tiến hành sử dụng các thiết bị chuyên dụng hoặc dao làm sạch bề mặt, loại bỏ các vết sần sùi, sạch cát trên tường. Đảm bảo tường nhà khô ráo cho các vật liệu chống thấm bám dính tốt hơn. Công đoạn này nhằm tạo bề mặt tường nhà chắc khỏe nhất.

Bước 2: Phủ sơn lót

Lớp sơn lót trước khi chống thấm tường nhà giúp tăng khả năng liên kết lớp tường với lớp chống thấm. Dù bất kể bạn sử dụng phương pháp chống thầm nào cũng cần lớp sơn lót này.

Bước 3: Phủ sơn chống thấm

Khâu này cần tiến hành chọn loại sơn chất lượng cao và tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Chọn sơn chống thấm chất liệu tốt sẽ thẩm thấu sâu vào lớp vữa nhằm ngăn nước gây thấm hiệu quả nhất. Đồng thời lớp giúp lớp vữa đặc chắc và tăng tuổi thọ cho hiệu quả chống thấm kéo dài. Việc tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật cần đỗi ngũ nhân công lành nghề, chuyên nghiệp đảm bảo quy trình nghiêm ngặt. Kết hợp hai yếu tố này để đạt giá trị hoàn hảo. Bởi nếu vật liệu có cao cấp nhưng thi công không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi.

 

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ
 

 

2. Quy trình thi công chống thấm tường cho nhà đã sử dụng

Nhà ở sử dụng theo thời gian bị thấm dột gây ảnh hưởng cuộc sống. Việc chống thấm cho bức tường lúc này khá phức tạp và khó khăn. Khâu chống thấm này đòi hỏi nhiều điểm cần xử lý nấm mốc kỹ càng, trát vá lại tường… Do đó cần thợ chuyên nghiệp với thiết bị thi công chuyên dụng để đảm bảo an toàn, chất lượng. Công đoạn tiến hành cần tái tạo lại tường sạch, phẳng. Sau đó mới tiếp tục tạo lớp chống thấm chính cho tường.

Bước 1: Vệ sinh kỹ bề mặt tường. Đã qua nhiều năm sử dụng, tường nhà ngoài trời chịu tác động của thời tiết nắng mưa nên không tránh khỏi bong tróc, có vết nứt do khách quan hay chủ quan. Để chống thấm hiệu quả cần vệ sinh tái tạo mặt tường sạch sẽ.

Tiến hành cạo sạch để loại bỏ bụi bẩn, rong rêu, lớp sơn ve, mảng vữa cũ bong tróc bằng bàn chải cứng, chổi sát, bay cạo hay máy làm sạch bề mặt. Nếu tường xuất hiện vết nứt cần tiến hành xử lý trám vá bằng keo silicon hoặc vật liệu phù hợp nhằm đảm bảo tăng khả năng bám dính của sơn chống thấm lên bề mặt.

Tiêu chuẩn kỹ thuật cần đảm bảo trong khâu này là phải làm bề mặt tường sạch sẽ, khô thoáng, độ ẩm dưới 16%.

Bước 2: Dùng hóa chất tẩy rửa sạch tường nhằm diệt rêu hiệu quả

Bước 3: Trát vết nứt với hồ vữa và bột trét chuyên dụng.

Bước 4: Sơn chống kiềm, chờ tường khô và sơn tiến hành sơn chống thấm 1-2 lớp sau cùng.

Việc chống thấm cho tường ngoài trời đòi hiểu nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp, gây tốn kém chi phí, thời gian và công sức. Do đó cần được tiến hành chống thấm cẩn thận ngay từ khi mới thi công xây dựng để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ

Những bí quyết thi công chống thấm tường nhà mà bạn không thể bỏ lỡ
 

 

>> Xem thêm: Bảng giá thiết kế biệt thự, nhà phố của SU.A

 

Là một đơn vị thiết kế thi công ngoại nội thất chuyên nghiệp, SU.A luôn chú trọng chất lượng dịch vụ để làm hài lòng khách hàng. Công ty xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm, sáng tạo ấn tượng. Đặc biệt SU.A cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà giá thành ưu đãi, cạnh tranh, nên gia chủ luôn hài lòng và yêu thích khi lựa chọn, tín nhiệm.

 

Ban biên tập SU.A tổng hợp

 

XEM THÊM NHIỀU THIẾT KẾ BIỆT THỰ HIỆN ĐẠI TẠI ĐÂY

 

Liên hệ ngay cho SU.A để được tư vấn thiết kế, thi công, hiểu rõ hơn về các dịch vụ cũng như các chính sách hấp dẫn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Zalo
Chat hỗ trợ
Chat ngay