MỘT BỘ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT NHÀ Ở GỒM NHỮNG GÌ?



Chắc hẳn rằng, bạn vẫn chưa biết gồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm những gì, cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào để hoàn thiện một bộ hồ sơ? Để giải đáp thắc mắc này SU.A Architecture sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin của một bộ hồ sơ kỹ thuật bao gồm các nội dung dưới đây:

 

I.  Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà ở là gì?

 

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng kích thước, chi tiết cấu tạo các thành phần của ngôi nhà để căn cứ vào đó tạo ra được công trình nhà ở. Trên thực tế, một tập hồ sơ thiết kế nhà giống như tấm bản đồ giúp bạn đi đúng hướng thiết kế ban đầu, hoàn thiện quá trình xây nhà một cách kĩ càng và chi tiết nhất để quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn.

 

Tổng cộng một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm các phần cơ bản: phối cảnh 3D, kiến trúc; kết cấu và điện nước. Tùy vào mức độ phức tạp của công trình mà số lượng bản vẽ thiết kế nhà nhiều hay ít, các bản vẽ được sắp xếp khoa học theo đúng quy trình thi công.

 

II. Lý do vì sao nên có một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà ở?

 

1. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà ở giúp hạn chế được việc sửa chữa và xây dựng lại do thay đổi ý định thiết kế. Sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế là điều không thể tránh khỏi nếu mọi thứ chỉ nằm trong suy nghĩ. Ở đây, hồ sơ thiết kế sẽ như kim chỉ nam giúp gia chủ định hình tổng quan những mong muốn về ngôi nhà, trước khi tiến hành xây dựng.​

 

2. Giúp quản lý được số lượng, chất lượng vật tư xây dựng. Hiểu đúng về việc sử dụng vật tư trong công trình sẽ giúp hạn chế được tình trạng dư thừa, thiếu hụt, thất thoát trong thi công. Đồng thời tránh được những phát sinh, lãng phí không cần thiết trong suốt quá trình dựng xây tổ ấm.

 

3. Giúp chủ nhà kiểm soát được tiến độ thi công ngôi nhà. Các thông tin kỹ thuật cụ thể trong hồ sơ thiết kế sẽ giúp quý anh chị chủ động hơn trong công tác kiểm tra, đốc thúc xây dựng đối với đơn vị thi công. Như một đường dây liên kết chặt chẽ từ đầu đến cuối, bản hồ sơ thiết kế là cơ sở để gia chủ bám sát thiết kế, kiểm soát chất lượng công trình.

 

4. Thuận tiện cho công tác sửa chữa về sau. Qua thời gian dài sử dụng, sự cố về hệ thống điện, nước ít nhiều sẽ xảy ra. Một sơ đồ hệ thống kỹ thuật rõ ràng sẽ giúp gia chủ dễ dàng tìm ra vấn đề và giải quyết chúng triệt để, hiệu quả hơn.

 

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật  

 

III. Các thành phần cơ bản của một cuốn hồ sơ thiết kế kỹ thuật 

 

1. Phối cảnh 3D

 

Phối cảnh 3D bao gồm bản vẽ phối cảnh 3D mặt tiền, bản vẽ nội thất 3D không gian các phòng và bản 3D sân vườn nếu có.

 

Hình ảnh phối cảnh Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật
Ảnh minh họa phối cảnh của bộ hồ sơ kỹ thuật  

 

2. Phần kiến trúc

 

Phần kiến trúc cơ sở thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt. Đây sẽ là cơ sở để người xem đánh giá tổng thể về công trình bao gồm:

 

1. Mặt bằng bố trí vật dụng các tầng, mặt bằng mái.​

 

2. Mặt bằng kích thước các tầng.

 

3. Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng chi tiết; cấu tạo chi tiết.

 

4. Mặt bằng hoàn thiện sàn, trần các tầng.

 

5. Chi tiết cửa, cầu thang, vệ sinh, trần.

 

Ảnh minh họa kiến trúc của bộ hồ sơ kỹ thuật

Ảnh minh họa kiến trúc của bộ hồ sơ kỹ thuật  

 

Thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân sẽ được hiện thực hóa rõ nét trong thiết kế kiến trúc. Các bài toán liên quan đến phong cách, bố trí công năng, phong thủy, ngân sách tài chính sẽ được đội ngũ kiến trúc sư SU.A đưa ra giải pháp ở bước này sao cho phù hợp với lối sống, thói quen cũng như tính cách của gia chủ.

 

3. Phần kết cấu

 

Thiết kế kết cấu nhà được ví như xương sống của công trình. Nếu bản vẽ kiến trúc quyết định tính thẩm mỹ. Thì bản vẽ kết cấu lại mang đến những tính toán chuẩn xác nhằm đảm bảo chắc chắn, an toàn cho cả ngôi nhà.

 

Bảng vẽ kết cấu gồm: kết cấu móng, kết cấu phần thân và kết cấu mái cụ thể như sau:

 

1. Kết cấu móng, chi tiết móng: Sẽ giúp cho đội thi công định vị được vị trí đặt móng, giằng móng với nhau và kích thước cơ bản của móng. Ngoài ra, còn có định vị cột dầm sàn và các chi tiết của từng cấu kiện.

 

2. Kết cấu sàn bê tông các tầng, sàn mái

 

3. Kết cấu các khung

 

4. Kết cấu đan thang

 

5. Kết cấu các chi tiết lanh tô cửa, vòm cuốn

 

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật  

 

4. Phần điện, nước

 

Hệ thống kỹ thuật cơ bản gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ có thể phát sinh thêm hệ thống an ninh, internet, điện lạnh… Các thiết kế này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hợp lý, tiết kiệm.

 

Bản vẽ cấp điện gồm có:

 

1. Sơ đồ nguyên lý

 

2. Bảng vẽ mặt bằng bố trí công tắc, chia line đèn; bố trí ổ cắm, ổ mạng

 

3. Bảng vẽ mặt bằng bố trí máy điều hòa; camera; thiết bị điện thông minh

 

4. Thống kê vật tư

 

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật  

 

Bản vẽ cấp, thoát nước gồm:

1. Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước

 

2. Bản vẽ mặt bằng cấp nước, thoát nước 

 

3. Thống kê vật tư

 

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật

Ảnh minh họa của bộ hồ sơ kỹ thuật  

 

Như vậy trên đây SU.A đã giới thiệu chi tiết cho gia chủ những thông tin của một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Nếu cần bất kỳ tư vấn nào hãy liên hệ với SU.A, chuyên gia SU.A Design Architecture sẵn sàng chia sẻ với gia chủ tất cả những kiến thức xây dựng quan trọng.

 

Ban biên tập SU.A sưu tầm và tổng hợp

 

XEM THÊM NHIỀU THIẾT KẾ BIỆT THỰ HIỆN ĐẠI TẠI ĐÂY

 

Liên hệ ngay cho SU.A để được tư vấn thiết kế, thi công, hiểu rõ hơn về các dịch vụ cũng như các chính sách hấp dẫn.

 

 

Liên hệ ngay số hotline của SU.A 0903 688 118 để được tư vấn thiết kế thi công


Bài viết liên quan

Zalo
Chat hỗ trợ
Chat ngay